Friday, January 3, 2014

Trắc nghiệm tổn thương (9 tháng - 3 tuổi)


Các câu hỏi dưới đây dành cho giai đoạn trẻ chập chững biết đi. Từ câu 1 đến câu 9 nhắm tới giai đoạn từ 9 đến 18 tháng tuổi. Đây là nửa đầu của giai đoạn chập chững, trẻ bắt đầu tập bò, cầm nắm, sờ soạng mọi thứ…. Nói chung, trẻ hết sức tò mò và hứng thú khám phá thế giới xung quanh.

Câu hỏi 10 đến 22 nhắm tới giai đoạn từ 18 tháng đến 3 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tìm cách phần nào thoát khỏi sự phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ. Trẻ sẽ bắt đầu nói: “Không!” “Để con làm nó”, “Còn không làm đâu!”, đặc biệt là với những yêu cầu của cha mẹ. Trẻ sẽ không còn vâng lời, nhưng vẫn luôn ở trong tầm mắt của cha mẹ. Tiến trình tách khỏi sự phụ thuộc này được coi như là sự khai sinh lần hai, hay sự khai sinh về mặt tâm lý của trẻ. Nó đánh dấu sự khởi đầu đúng nghĩa của sự hình thành một cá nhân, một cái tôi hiện hữu đọc lập. 

Nhưng nếu trong giai đoạn này của thời thơ ấu, bạn bị bố mẹ kiểm soát quá kỹ càng, hoặc những nỗ lực để trở nên độc lập của bạn bị bẻ gẫy ngay từ đầu... thì hệ quả ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi hiện tại của bạn ra sao? Xin mời làm bài trắc nghiệm sau để do lường mức độ thiếu hụt/tổn thương tình cảm trong giai đoạn từ 9 tháng đến 3 tuổi của mình.

1. Bạn không rõ, không biết chắc rằng mình thực sự muốn gì.

Đúng____ Sai____

2. Bạn thấy e rè, ngần ngại khi tới những nơi bạn lần đầu đặt chân đến.

Đúng____ Sai____

3. Bạn không hứng thú với các trải nghiệm mới lạ. Nếu phải thử, bạn luôn đợi xem ai đó thử trước xem thế nào.

Đúng____ Sai____

4. Bạn cực kỳ sợ bị bạn bè, người thân xa lánh, bỏ rơi, lạnh nhạt với mình.

Đúng____ Sai____

5. Khi gặp khó khăn, bạn luôn mong rằng ai đó sẽ nói cho bạn biết phải làm gì.

Đúng____ Sai____

6. Nếu ai đó cho bạn lời khuyên, bạn thường cảm thấy mình nên làm theo lời khuyên đó.

Đúng____ Sai____

7. Bạn gặp khó khăn trong việc sống trọn vẹn với trải nghiệm hiện tại. Chẳng hạn, khi đi du lịch, ban thường lo sợ vô cớ rằng cả đoàn sẽ lên ô-tô đi trước, bỏ lại mình bạn.

Đúng____ Sai____

8. Bạn luôn có những điều lo lắng trong lòng.

Đúng____ Sai____

9. Bạn thấy khó khăn, ngại ngùng khi phải thể hiện bản thân. Chẳng hạn, bạn không thể hét lên sung sướng trước mặt mọi người chỉ vì bạn đang vui mừng.

Đúng____ Sai____

10. Bạn thường xuyên mâu thuẫn với những người có quyền/người đứng đầu (sếp, bố mẹ,...).

Đúng____ Sai____

11. Bạn thường dùng những từ ngữ/nói những chuyện vui liên quan đến tiểu/đại tiện (ỉa, cứt, đái…).

Đúng____ Sai____

12. “Vòng ba” của nàng/chàng thu hút bạn đến mức ám ảnh. Bạn thích quan hệ tình dục qua đường hậu môn hơn các kiểu khác. 

Đúng____ Sai____

13. Bạn thường bị mọi người chê bai vì keo kiệt, bủn xỉn tiền bạc, tình cảm, thể hiện cảm xúc.

Đúng____ Sai____

14. Bạn có xu hướng ám ảnh về sự ngăn nắp và sạch sẽ. 

Đúng____ Sai____

15. Bạn rất sợ khi thấy người khác/mình giận dữ.

Đúng____ Sai____

16. Bạn tìm mọi cách để tránh gây mâu thuẫn với người khác.

Đúng____ Sai____

17. Bạn thấy có lỗi khi từ chối người khác việc gì.

Đúng____ Sai____

18. Bạn thường tránh chối từ trực tiếp, mà thường không từ chối một cách gián tiếp, khôn khéo. 

Đúng____ Sai____

19. Thỉnh thoảng bạn nổi khùng và mất kiểm soát trong lời nói và hành vi của mình.

Đúng____ Sai____

20. Đôi khi bạn phê phán cay nghiệt người khác.

Đúng____ Sai____

21. Bạn thường “bề ngoài thơn thớt nói cười” nhưng khi người ta đi rồi, bạn thường chê bôi, nói xấu họ.

Đúng____ Sai____

22. Khi đạt được thành công, bạn thấy khó có thể tận hưởng hay thậm chí tin vào những gì mình đã đạt được. 

Đúng____ Sai____


Nếu bạn trả lời "đúng" càng nhiều, thì mức độ thiếu hụt/tổn thương của bạn trong giai đoạn từ 9 tháng đến 3 tuổi càng lớn.

Đọc thêm: Tâm lý trẻ em (9 tháng - 3 tuổi)

3 comments:

  1. phân loại số câu theo từng tổn thương đi!

    ReplyDelete
  2. Ad oi neu e dính hết 23/23 thì có cách nào bù đắp không ạ??

    ReplyDelete