Monday, December 23, 2013

Cái tôi và tự ngã (II)


Sau đây chúng ta sẽ nhắc đến nhiều lần ba thuật ngữ để miêu tả các hình thái khác nhau của sự liên hệ giữa cái tôi và tự ngã. Các thuật ngữ này có lẽ nên được giới thiệu ngay từ đầu. Chúng là: "phần cá tính của cái tôi còn đồng nhất với tự ngã" (ego-self identity), "sự phân tách của cái tôi khỏi tự ngã" (ego-self separation) và "trục nối cái tôi và tự ngã" (ego-self axis). Ý nghĩa của các thuật ngữ này được biểu thị trong các hình sau, chúng thể hiện các giai đoạn tiến triển trong mối quan hệ giữa cái tôi và tự ngã. 



Các hình này thể hiện các giai đoạn tiến triển của sự phân tách của cái tôi khỏi tự ngã trong quá trình phát triển tâm lý. Vùng gạch chéo thể hiện một phần cá tính của cái tôi còn đồng hóa với tự ngã. Các nét gạch đứt nối trọng tâm cái tôi với trọng tâm tự ngã thể hiện trục nối cái tôi và tự ngã, mối quan hệ liên kết trọng yếu giữa cái tôi và tự ngã để đảm bảo sự hội nhập của cái tôi...

Quan sát trên lâm sàng dẫn đến kết luận rằng sự hội nhập và an ổn của cái tôi phụ thuộc, trong tất cả các giai đoạn phát triển, vào mối quan hệ còn có với tự ngã… 

Các tác động làm tổn hại cho trục nối cái tôi và tự ngã dẫn đến sự biệt li giữa cái tôi và tự ngã. Trong tình huống này, cái tôi mất đi ít nhiều sự quan hệ trọng yếu với tự ngã - gốc gác của cái tôi và cội nguồn đem đến năng lượng và an ổn cho nó. Dù sự biệt li giữa cái tôi và tự ngã và sự phân tách giữa cái tôi và tự ngã thường xảy ra cùng nhau, tôi nghĩ rằng việc phân biệt rõ ràng hai tiến trình này là điều quan trọng. Lý tưởng mà nói, sự phân tách giữa cái tôi và tự ngã sẽ dẫn tới sự thu nhỏ dần dần của phần cá tính của cái tôi còn đồng nhất với tự ngã mà không ảnh hưởng tiêu cực đến trục nối cái tôi và tự ngã và cuối cùng dẫn đến sự ý thức về cái trục nối đó. Sự biệt li giữa cái tôi và tự ngã, tuy nhiên, lại phá hỏng trục nối cái tôi và tự ngã và làm kìm hãm, cản trở sự trưởng thành...

Dù là cho mục đích diễn tả, phân biệt "sự phân tách của cái tôi khỏi tự ngã" với "sự biệt li giữa cái tôi và tự ngã" là điều hữu ích, trong thực tế chúng luôn xảy ra cùng nhau ở một mức độ nào đó. Điều này có thể do thực tế là trong các giai đoạn phát triển ban đầu, "trục nối cái tôi và tự ngã" hoàn toàn vô thức và [do đó người ta] không thể phân biệt [được nó] với "phần cá tính của cái tôi còn đồng nhất với tự ngã." Do đó, bất cứ sự đối diện với thực tại gây phiền não nào mà làm biến đổi cái sau [tức "phần cá tính..."] thì có khả năng ảnh hưởng tới cái trước [tức "trục nối..."]. Mặt khác, trong tâm lý trị liệu, khi trục nối cái tôi và tự ngã đang trải qua điều trị, thì quá trình này cũng đồng thời kích hoạt phần cá tính của cái tôi vẫn còn đồng nhất với tự ngã.

Tôi vừa cố gắng phân biệt hai phương diện của mối quan hệ giữa cái tôi và tự ngã. Trong đó một phương diện, nghiêm khắc mà nói, hoàn toàn không phải là mối quan hệ, mà là phần cá tính kiêu căng, tự mãn sơ khai của cái tôi còn đồng nhất với tự ngã xuất phát từ trạng thái toàn vẹn ấu thơ ban đầu. Còn phương diện kia được gọi, theo Neumann, là trục nối cái tôi và tự ngã và liên quan tới mối liên kết trọng yếu giữa tự ngã và cái tôi, nhằm duy trì sự tự chủ vận hành của cái sau [tức cái tôi]. Tiến trình tâm lý trị liệu và trưởng thành nói chung dường như thay đổi luân phiên giữa (i) sự biểu hiện của phần cá tính của cái tôi vẫn còn đồng nhất với tự ngã, đòi hỏi sự phê bình theo lối quy giản (reductive criticism), và (ii) nhu cầu tăng cường hay phục hồi trục nối cái tôi và tự ngã, điều này đòi hỏi một cách tiếp cận tổng hp trên tinh thần nâng đỡ… Bởi cái tôi không thể tồn tại mà không có sự hỗ trợ của tự ngã và tự ngã có vẻ cũng cần cái tôi nhận ra nó, sự trưởng thành có thể được coi như một tiến trình biện chứng liên tục giữa cái tôi và tự ngã dẫn tới nghịch lý: cả sự phân tách nhiều hơn lẫn sự mật thiết lớn hơn. 

Edward Edinger (1960). The Ego-Self Paradox. Journal of Analytical Psychology, Vol. 5, pp. 3-18
Đỗ Hoàng Tùng dịch

Đọc thêm:

No comments:

Post a Comment