Thursday, October 9, 2014

Buông thả & nghiêm khắc


Chữ “discipline” (kỷ luật) trong tiếng Anh bắt nguồn từ chữ “disciplina” trong tiếng La-tinh, nghĩa là “dạy dỗ.” Qua việc đưa trẻ con vào khuôn khổ kỷ luật, chúng ta chỉ cho chúng cách sống sao cho hiệu quả và đầm ấm. Như M. Scott Peck đã nói, [sống có] kỷ luật, lề lối chính là cách để làm vơi bớt đi đau khổ trong cuộc đời này. Chúng ta biết rằng lối sống: luôn nói sự thật, tiết chế hưởng thụ (thiểu dục), thành thật với bản thân, và chịu trách nhiệm với bản thân có thể đem đến niềm vui sống hơn. Trẻ con cần được thấy cha mẹ nghiêm khắc với bản thân họ ra sao, hơn là cần những lời thuyết giảng xuông của họ. Chúng học theo những gì cha mẹ đã thực sự làm, chứ không phải những điều họ nói là họ làm. Khi cha mẹ không thể làm tấm gương cho trẻ, thì chúng sẽ trở nên buông thả, vô kỷ luật. Khi cha mẹ quá cứng rắn, chúng cũng sẽ trở nên quá khắc nghiệt với bản thân.

Những đứa trẻ buông thả thường chơi bời lêu lỏng, không chịu nghe lời, không chịu chờ đợi, hay nổi loạn, cứng đầu, bướng bỉnh, thường hành động bộc phát thiếu suy nghĩ. Đứa trẻ khắc kỷ thì lại quá cứng nhắc, nguyên tắc, quá kiềm chế, luôn vâng lời, luôn làm hài lòng người khác, và thường cảm thấy mặc cảm, tội lỗi. Tuy nhiên, hầu hết những người có tuổi thơ bị tổn thương đều “dao động” giữa hai thái cực: lúc thì quá buông thả, lúc thì quá nghiêm khắc.

John Bradshaw, Homecoming
Đỗ Hoàng Tùng dịch

No comments:

Post a Comment